Dạy và học: Nghệ thuật kiến trúc
Để dạy học phần này dùng di sản sau: Cố đô Huế, thành Lam Kinh, chùa Thiên Mụ, Đình làng Tiền Lệ
KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VĂN MINH ĐẠI VIỆT
A. Kiến trúc nghệ thuật cung đình
1. Cố đô Huế
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT:
a. Giới thiệu khái quát di tích Kinh đô Huế
Nằm bên bờ Bắc sông Hương nơi xứ sở Huế thơ mộng, Kinh đô Huế - vùng đất ký ức về một thời phong kiến uy quyền của Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn. Mang trong mình những giá trị truyền thống, là biểu tượng của trung tâm thành phố, quần thể di tích Kinh đô Huế đã trở thành di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới năm 1993.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về Kinh đô Huế thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)
* Vài nét sơ lược về Kinh đô Huế:
Kinh đô Huế được khởi công xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Đây chính là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm (từ năm 1802 đến năm 1945). Trước đó năm 1803, quá trình khảo sát, kiểm tra và quy hoạch kinh thành do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận và hoàn chỉnh vào năm 1932 dưới triều vua Minh Mạng. Với diện tích mặt bằng lên tới 520 ha xoay mặt về hướng Nam – “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ”.
b. Những di tích thành phần tiêu biểu trong di tích Kinh đô Huế
Quần thể di tích kinh đô Huế có thể được chia thành 2 cụm: cụm công trình ngoài kinh thành và trong kinh thành Huế. Cụm di tích trong Kinh thành Huế không thể không nhắc đến Kỳ Đài, Hoàng Thành Huế (Điện Thái Hòa, Duyệt Thị Đường,...). Đối với cụm di tích ngoài Kinh thành Huế tiêu biểu phải kể tới Chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định, Lăng vua Minh Mạng,... Và còn rất nhiều các di tích thành phần tiêu biểu khác để lại nhiều ấn tượng.
* Kỳ Đài Trường
Kỳ Đài (hay còn gọi là cột cờ) nằm ở vị trí chính giữa trên mặt Nam của Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Kỳ Đài gồm 2 phần cột cờ và đài cờ. Cột cờ được làm bằng gỗ cao gần 30m nhưng đến năm 1846, cột cờ đã được thay bằng 1 cột gỗ dài suốt hơn 32m. Đến năm vua Thành Thái (1904), do gió quật mạnh khiến cột cờ bị gãy nên sau phải đổi thành ống ngang. Tuy nhiên, vào năm 1947, Thực dân Pháp tái chiếm kinh thành Huế, một lần nữa cột cờ bị bắn gãy, cho đến năm 1948 mới được xây dựng lại bằng cột bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m.
Đây là nơi báo hiệu các dịp lễ Tết, chầu mừng, tuần du cho đến những việc cấp báo. Trên đỉnh cột cờ đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Linh canh đôi lúc phải đứng tại nơi đây dùng kính Thiên Lý để quan sát bờ biển. Trải qua biết bao nốt thăng trầm của kinh thành Huế, Kỳ Đài chính là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Vào ngày 23/8/1945, lần đầu tiên lá cờ của nước VNDCCH tung bay phất phới trên đỉnh Kỳ Đài, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ đồng thời là biểu tượng thiêng liên của mảnh đất cố đô.
Đối diện kì đại là Cổng ngọ môn: Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa trong Hoàng Thành. Về quy mô, Ngọ Môn cũng là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng Hoàng Thành. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý - ngọ” (bắc - nam). Cái tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức rất cao. Xưa kia cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng Cung.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về Kinh đô Huế thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)
* Điện Thái Hòa
Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn, nơi diễn ra các đaị lễ như sinh nhật vua, lễ đăng quang,... hay các cuộc họp long trọng với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần. Điện được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho quy hoạch lại hệ thống kiến trúc công trình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về Kinh đô Huế thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)
* Duyệt Thị Đường
Duyệt Thị Đường là một trong bốn nhà hát được xây dựng dưới thời triều Nguyễn và được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của cung đình Huế nói riêng và của nước ta nói chung. Được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng, đây là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích và quốc khách của triều đình tới thưởng thức nghệ thuật với đa dạng các loại hình nghệ thuật như tuồng, kịch hát, ca Huế,... Trải qua biết bao nhiêu năm trùng tu, sửa chữa nhiều lần do chiến tranh tàn phá, ngày nay Duyệt Thị Đường là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa - Nhã nhạc cung đình, ca Huế đồng thời là nơi “Âm nhạc cùng phô bày, hòa lòng người để nuôi dưỡng chí khí/Thiện ác đồng trình diện, khiến giữ được cái tốt (cái đúng) mà giới hạn cái xấu (cái sai)” (Hai câu đối của Vua Minh Mạng được treo lên lầu nơi vua ngồi xem”.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về Kinh đô Huế thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)
2. Thành Lam Kinh
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT:
a. Giới thiệu khái quát di tích
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV, nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ mới đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm. Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội. Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dân Thanh Hoá mà của cả dân tộc.
Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc của khu di tích Lam Kinh không còn lại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại, nhất là sau khi triều Nguyễn chuyển một phần thờ cúng từ Lam Kinh về thái miếu Bố Vệ thành phố Thanh Hoá (1805).
Quá trình xây dựng Điện Lam Kinh được: " Đại Việt sử ký toàn thư" chép lại như sau:
- Năm 1430, sau khi lên ngôi Hoàng đế Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh hay Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội. Lam Kinh trở thành vùng đất căn bản của nước Đại Việt thời Lê.
- Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất được đem về an táng ở Lam Kinh các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng.
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433, vua sai Hữu Bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu cung từ Thái mẫu, cùng năm đó điện Lam Kinh bị cháy.
- Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cục bách tác làm lại điện miếu Lam Kinh. Lam Kinh được tiếp tục xay dựng chưa đầy một năm, đến tháng 2 năm 1449 công việc xây dựng hoàn thành.
- Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3 toà của Chính điện là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh.
Lam Kinh thực chất là khu lăng mộ, điện miếu để thờ cúng Lê Thái Tổ và tổ tiên ông, cùng một số vua và Hoàng hậu triều Lê. Tiếp thu thuyết phong thuỷ có chọn lọc trong đồ án xây dựng Lam Kinh để chuyển tải tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tư tưởng chủ đạo.
b. Những di tích thành phần tiêu biểu
* Ngọ môn – Lối vào Chính Điện
Ngọ Môn, được biết đến với tên gọi Nghi Môn, là một công trình kiến trúc tuyệt vời tại Khu di tích Lam Kinh. Nó mang trong mình sự trang nghiêm và uy quyền. Ngọ Môn được xây dựng với quy mô rộng lớn, gồm ba gian, trong đó gian giữa có chiều rộng 4,6 mét và hai gian bên có chiều rộng khoảng 3,5 mét. Ngoài ra, công trình còn có ba cửa, trong đó cửa chính có chiều rộng 3,6 mét và hai cửa bên có chiều rộng khoảng 2,674 mét. Các hàng cột vững chắc được đặt ở giữa tạo thành những trụ cột vững chắc.
Ngay phía trước Ngọ Môn, có hai tượng nghê đá đã tồn tại hàng trăm năm, với nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ sự bình yên của quần thể kiến trúc nằm phía sau. Trước đây, Ngọ Môn được sử dụng cho các nghi lễ trước khi bước vào Sân Rồng để vào chầu vua, mang trong mình sự trang trọng và tôn kính.
Ngọ Môn là một công trình tuyệt đẹp, không chỉ mang giá trị kiến trúc mà còn mang trong mình cảm giác linh thiêng và sự long trọng của quyền lực vương giả.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về thành Lam Kinh thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Khu di tich Lam Kinh (egal.vn)
* Sân rồng Lam Kinh
Lối dẫn từ sân rồng lên chính điện tại Khu di tích Lam Kinh mang đến một cảm giác tráng lệ và hoành tráng. Trên thềm lớn có 9 bậc, ta có thể thấy 3 đường lên được trang trí tinh tế, gây ấn tượng mạnh với những hình tượng rồng đá tạc tròn uốn khúc, như chúng đang bay lượn trong không gian. Sân Rồng rộng hơn 3.500 mét vuông là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ tại khu di tích.

Những hình tượng rồng được chạm khắc tỉ mỉ, với những chi tiết sắc nét, tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo và mê hoặc. Nhìn vào chúng, ta có cảm giác như những sinh vật huyền thoại đang sống động, mang theo sức mạnh và quyền uy vô hình. Đường lối này tạo nên khung cảnh tráng lệ và chào đón khách thăm di tích với sự tôn trọng và kính phục.

Lối dẫn từ sân rồng lên chính điện với những hình rồng đá đầy uy nghi và vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc, đem lại một trải nghiệm thú vị và cuốn hút cho du khách khi khám phá Khu di tích Lam Kinh.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về thành Lam Kinh thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Khu di tich Lam Kinh (egal.vn)
* Chính điện Lam Kinh
Sân rồng và chính điện là những công trình mang vẻ trầm mặc, uy nghi của điện cổ, thành xưa. Có quy mô lớn nhất Lam Kinh, chính điện cũng được xem là công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam với 138 cột, đều làm bằng gỗ lim có đường kính đến 62cm.

👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về "Chiến trường Điện Biên Phủ" thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Khu di tich Lam Kinh (egal.vn)
* Thái miếu
Khu Thái miếu Lam Kinh nằm phía sau khu chính điện, là một nơi linh thiêng được dành riêng để thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Trước đây, khu vực này bao gồm 9 tòa miếu, tuy nhiên hiện chỉ có 5 tòa đã được phục dựng lại.
Các tòa miếu trong khu vực này không chỉ mang giá trị tôn giáo và lịch sử mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Chúng được xây dựng với kiến trúc tráng lệ và tinh tế, tạo nên một không gian trang nghiêm và trang trọng. Những tòa miếu đã được khôi phục mang trong mình sự kỳ diệu của nghệ thuật truyền thống và tôn vinh các vị thần linh.

Việc phục dựng lại 5 tòa miếu là một nỗ lực đáng kể để bảo tồn và tái hiện vẻ đẹp của khu Thái miếu Lam Kinh. Đây là một điểm đến quan trọng để khách tham quan có thể tìm hiểu về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tôn vinh di sản lịch sử vĩnh cửu của gia đình nhà Lê.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về "Chiến trường Điện Biên Phủ" thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Khu di tich Lam Kinh (egal.vn)
* Vĩnh Lăng – Mộ phần của Lê Thái Tổ Lê Lợi
Vĩnh lăng, nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ, tọa lạc chỉ cách điện Lam Kinh khoảng 50 mét. Tại đây, bố cục và phong cách mai táng được thể hiện một cách đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Vĩnh lăng là một nơi linh thiêng và yên bình, nơi mà các vị vua và hoàng hậu của gia đình nhà Lê được an nghỉ với sự tôn trọng và nhân danh cao quý.

Phía trước Vĩnh Lăng, chúng ta có hai tượng đá hình quan chầu, và bốn cặp tượng vật đá gồm nghê, ngựa, tê giác và hổ. Những tượng đá này tạo nên một khung cảnh ấn tượng và trang trọng, tôn vinh sự quyền uy của Vĩnh Lăng.
Ngoài ra, bia đá tại đây cũng là một tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý. Được chế tác từ tầm tích nguyên khối, bia mang trong mình sự vững chãi và độc đáo. Nội dung trên bia do danh hào Nguyễn Trãi biên soạn, ghi lại thông tin về thân thế và thành tựu vĩ đại của vị vua. Đây là một tài liệu quý giá về lịch sử và văn hóa, cho phép chúng ta khám phá sự vĩ đại của vua Lê và nhìn nhận sự phát triển của đất nước dưới triều đại nhà Lê.
Không chỉ có lăng vua Lê Thái Tổ, tại Lam Kinh còn có những lăng của các vị vua đời sau và lăng của các hoàng hậu thuộc nhà Hậu Lê như: bia Hoàng thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao – Khôn Nguyên Chí Đức Chi Lăng, bia vua Lê Thánh Tông – Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bia và bia vua Lê Hiến Tông – Đại Việt Lam Sơn Dụ Lăng Bi.. Mỗi lăng đều mang trong mình một câu chuyện lịch sử và một vẻ đẹp riêng.
Để tham quan di tích, mời ấn vào link: Khu di tich Lam Kinh (egal.vn)
* Bia Vĩnh Lăng
Gần Vĩnh lăng, chúng ta sẽ thấy Bia Vĩnh Lăng – một Bảo vật quốc gia của Việt Nam, nằm trong khoảng không xa. Bia này được chế tác từ một khối đá trầm tích biển, mang trong mình sự vẹn nguyên và độc đáo. Với chiều cao 2,97 mét, chiều rộng 1,94 mét và độ dày 0,27 mét, bia được đặt trên lưng một con rùa khổng lồ được tạc từ cùng một khối đá trầm tích biển.

Bia Vĩnh lăng không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, mà còn có ý nghĩa văn hóa và lịch sử sâu sắc. Qua hình ảnh của con rùa, biểu tượng của sự trường thọ và vững chãi, nó thể hiện sự bền vững và sức mạnh của triều đại nhà Lê.
Bia Vĩnh lăng là một biểu tượng quan trọng, không chỉ đại diện cho vẻ đẹp và nghệ thuật của khu di tích Lam Kinh, mà còn mang trong mình giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách, cho phép họ khám phá và cảm nhận sự kiêu hãnh và vĩ đại trong quá khứ lịch sử của đất nước.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về thành Lam Kinh thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Khu di tich Lam Kinh (egal.vn)
3. Chùa Thiên Mụ
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI DI TÍCH QUỐC GIA:
a.Giới thiệu chung về di sản
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây, Chùa nằm giữa một không gian non nước hữu tình – đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Chùa Thiên Mụ Huế được xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh” bởi vua Thiệu Trị
Vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ hơn 400 năm tuổi cổ nhất xứ Huế
Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh”. Do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi. Nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ từ trên cao
*Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, Ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc. Thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi,. Nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.
Hình ảnh xưa về chùa Thiên Mụ (nguồn: ST)
Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu- vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có,. Chùa Thiên Mụ còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, những câu đối cổ; những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng. Vừa quý giá về lịch sử, vừa giá trị về nghệ thuật.
Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng, giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa.
Hình ảnh chùa Thiên Mụ lặng lẽ soi mình bên dòng sông Hương
b, Các công trình đặc sắc của Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ trải qua nhiều biến cố lịch sử. Được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn nhưng các công trình này vẫn mang nét đẹp lịch sử. Lưu giữ trọn vẹn nhất cái hồn, cái sắc của nền văn hóa dân tộc.
*Điện Đại Hùng
Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế là Điện Đại Hùng. Điện còn là nơi thờ cúng Phật Di Lặc. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói,. Còn có treo một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng. Do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng vào năm 1714. Đặc biệt, khoảng đất phía sau Điện Đại Hùng là nơi chôn cất của Pháp sư Thích Đôn Hậu – Trụ trì của chùa.
Điện Đại Hùng- chánh điện của chùa Thiên Mụ
* Tháp Phước Duyên
Được xây dựng thêm một ngôi tháp bát giác có tên là Từ Nhân, sau đổi thành Phước Duyên. Tháp được xây ở trước chùa có chiều cao 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có thờ tượng Phật, riêng tầng trên cùng có một pho tượng Phật bằng vàng. Tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền với chùa Thiên Mụ.
Hai bên tháp Phước Duyên có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đình Hương Nguyện nằm ở phía trước tháp
Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ
Một nhà tứ giác bên tháp Phước Duyên
*Đình Hương Nguyện
Đình Hương Nguyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và nằm ở ngay phía trước của tòa Phước Duyên. Trước đây, Đình Hương Nguyên là một công trình kiến trúc hoành tráng và độc đáo. Tuy nhiên, vào năm 1904 có một cơn bão đổ bộ khiến cho Đình Hương Nguyên đã bị hư hỏng. Sau này người ta đã phục dựng lại để đón du khách tham quan.
Đặc biệt, ở Đình Hương Nguyên hiện nay còn đang trưng bày một chiếc xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức – người để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức ở đình Hương Nguyện
* Điện Địa Tạng và điện Quán Âm
Ngay sau lưng điện Đại Hùng bạn sẽ đến với điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Nếu như tòa điện Địa Tạng được xây dựng trên nền Di Lạc và trạm trổ những hoa văn tinh tế thì điện Quán Âm lại ẩn mình trong lùm cây và vô cùng giản dị,. Không có những hoa văn trạm trổ. Bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài sen. Ở hai bên điện là nơi thờ thập vị Điện Vương, mỗi bên có 10 vị thần.
Điện Địa Tạng Huế
Điện Quán Âm – chùa Thiên Mụ
* Cổng Tam Quan
Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ – Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.
Cổng Tam Quan vào chùa Thiên Mụ
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về chùa Thiên Mụ thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)
B. Kiến trúc nghệ thuật dân gian
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI DI TÍCH QUỐC GIA:
Tọa lạc theo hướng Tây, đình Tiền Lệ dựa lưng vào triền đê uốn lượn bên bờ sông Đáy, phía trước là cánh đồng đất bãi ven sông trù phú. Xưa kia, sông Đáy xanh biếc và đầy ăm ắp nước, đem lại sự trù phú cho các làng ven bờ như Tiền Yên. Có lẽ, đình được người xưa tạo dựng nhờ giao thương đường thủy thuận lợi.
👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về đình Tiền Lệ thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Số Hóa Di Tích Quốc Gia 3D đình Tiền Lệ - Số Hóa Di Sản VR3D | Số hóa di sản, di tích 3D | Kho Dữ Liệu Di Sản VR3D
Đầu đao cong vút của đình Tiền Lệ . |
Nhờ kiểu kiến trúc truyền thống phát triển theo chiều ngang, mái đình xà xuống thấp để tránh gió giật và mưa hắt. Trải qua gần 400 năm, đình vẫn giữ được kiểu dáng nghệ thuật đặc sắc thời Lê Trung Hưng và là chỗ dựa tâm linh của người dân nơi đây. Đình Tiền Lệ với kiến trúc quen thuộc hình chữ Đinh cùng những nét trang trí tinh xảo và bay bổng của khắc chạm gỗ và điêu khắc đá.
Hoa văn chạm khắc gỗ bằng kỹ thuật chạm bong tinh xảo. |
Đình gồm nhà đại bái với 5 gian, 2 dĩ dài 22 m, chiều rộng lá mái 13,8 m. Ba gian giữa có kích thước bằng nhau, hai gian kế bên nhỏ hơn. 4 mái đình không có mè mà chỉ có dui, đòn tay đỡ mái ngói. Hậu cung nhà dọc 2 gian, nối sát đại bái.
Kỹ thuật lợp ngói quen thuộc của các đình cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ với các lớp mái gối vào nhau từ loại mũi hài tạo sức nặng và kiểu mái sà xuống thấp, chống các cơn gió giật và mưa hắt trong mùa mưa bão cũng như điều hòa nhiệt độ bên trong vào những ngày nóng nắng.
Hệ thống cột dọc - 46 cột và các vì kèo, xà ngang được kết nối bằng mộng chặt chẽ và chắc chắn, tạo sự bền vững không chỉ của mái mà cả ngôi đình không cần đinh hay dây chằng.
Toàn cảnh đình Tiền Lệ. |
Theo cụ thủ từ Nguyễn Đình Kính chia sẻ: Đình đã được tu sửa từ thời Nguyễn nhưng vẫn giữ hầu như nguyên vẹn kiến trúc và trang trí vốn được tạo dựng từ đầu. Gần đây, để giữ đình không bị ngập nước, bà con đã nâng cột đình và kê thêm đá để tôn chiều cao của đình. Bên cạnh đó, để tránh xuống cấp, bà con cũng đã xây thêm các cột đỡ mái.
Nghệ thuật khắc, chạm dân gian độc đáo
Không chỉ là một di tích văn hóa dân gian về nghệ thuật kiến trúc, các yếu tố về nghệ thuật khắc, chạm dân gian độc đáo đã tạo nên giá trị của đình Tiền Lệ. Đình có 4 mái (2 mái chính và 2 mái đầu hồi), được giao nhau ở âu tàu, tạo thành bốn đầu đao cong vút, thanh thoát và mềm mại. Khoảng cách giữa hai mái chính là bờ nóc được xây bằng gạch nằm phía trên thượng lương và chính giữa có đắp hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”. Hai con kìm (con si) ngậm ở 2 đầu thượng lương với dáng “long hồi” mạnh mẽ - linh vật thể hiện hình ảnh rồng và cá - loài vật ở biển có đuôi cong tròn. Trong truyền thuyết, khi đạp sóng thì mưa xuống, với mong muốn của người xưa là phòng ngừa hỏa hoạn.
Bờ guột phân cách giữa mái chính và mái phụ mỗi bên đều có tượng nghê với hình dáng sinh động. Trên những đòn bảy chìa ra đỡ lấy mái hiên và các câu đầu, kẻ suốt được chạm khắc bằng những hoa văn tinh xảo, sinh động với hình ảnh rồng vờn mây hay hình sóng nước. Những hoa văn này đều được các nghệ nhân dân gian đương thời thực hiện bằng kỹ thuật chạm bong tạo hình khối sinh động.
Ở các bờ dải và các bờ đao trang trí những con số hướng lên bờ nóc, đầu ngoảnh xuống dưới. Phần trên cùng phía mặt ngoài đầu đao còn trang trí những đôi phượng bằng gốm đất nung.
Ngay khi bước vào đình, chính giữa là bậc tam cấp được trang trí đôi rồng đá ở 2 bên, tạo thành lối đi nhỏ dẫn vào gian đại bái. Đôi rồng đá kiểu phù điêu được điêu khắc từ 2 khối đá lớn, kèm các hoa văn sóng nước cách điệu, tạo sự mềm mại và bay bổng.
Chạm khắc và sơn son thếp vàng tại án thờ . |
Đình vốn thờ thành hoàng làng là Nhu Hòa Vương - người đã có công tổ chức dân làng chống đê vỡ và còn phối thờ tướng Lý Phục Man thời Lý Nam Đế. Hàng năm, cứ đến ngày 12/3, dân làng Tiền Lệ lại cùng nhau tổ chức lễ hội để tưởng nhớ những người có công với làng và đất nước.
Không chỉ là trung tâm kết nối cộng đồng và sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, đình Tiền Lệ còn là di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc thời Lê Trung Hưng được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Hệ thống cột gỗ của đình. |
Giá trị của đình Tiền Lệ không chỉ là di tích kiến trúc nghệ thuật mà có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch văn hóa quan trọng của Hà Nội. Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa và nhân dân địa phương cần chung tay gìn giữ, khai thác làm tăng giá trị của đình Tiền Lệ. Khi dòng sông Đáy được khơi thông, du lịch đường thủy cùng di sản văn hóa dọc theo bờ sông sẽ là một sản phẩm văn hóa du lịch đầy tiềm năng.