Dạy và học: Giáo dục dưới thời Đại Việt

 Để dạy và học phần này lấy di sản: Văn Miếu - Quốc Tử Giám 

    GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ TRONG NỀN VĂN MINH ĐẠI VIỆT

* Học xong phần này, em sẽ: 

  • Nêu được những thành tựu về giáo dục của nền văn minh Đại Việt. 
  • Phân tích được giá trị và ý nghĩa của bia tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với nền giáo dục Đại Việt. 
  • Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, biết vận dụng thành tựu về giáo dục để giới thiệu về di sản văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. 

Trong quá trình tham quan tìm hiểu các em hãy trả lời các câu hỏi sau: 

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH 

ĐẾN VỚI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT: 

VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Quốc Tử Giám là quần thể kiến trúc ấn tượng được xây dựng từ thời nhà Lý, với bề dày lịch sử hơn 1000 năm nhưng văn miếu vẫn giữ vẹn toàn nét kiến trúc cổ độc đáo. Văn miếu Quốc Tử Giám được xem là một trong những di sản đặc biệt của Quốc gia. Tọa lạc tại phía Nam của kinh thành Thăng Long, quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tập trung những kiến trúc đặc sắc như hồ Văn, vườn Giám và Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) – Quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên của Việt Nam). Đây là nơi thờ 3 vị vua anh minh của dân tộc: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.

👉Tìm hiểu thông tin, hình ảnh về "Chiến trường Điện Biên Phủ" thông qua môi trường thực tế ảo tăng cường (AR) theo link: Thực tế ảo Văn Miếu - Quốc Tử Giám

A.  1.  Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đây là không gian trưng bày về lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào tháng 8 năm 1070 làm nơi thờ Khổng Tử và Chu Công đây là những bậc thần học Nho giáo.

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc tử giám ngay bên cạnh Văn miếu – Quốc tử giám được xem là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu Quốc tử giám là trường học dành riêng cho các hoàng tử và con cái của bậc triều thần quyền quý. Đến năm 1253, dưới thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám đổi tên gọi thành Quốc học viện và nhận thêm những bậc hiền tài thường dân vào học tập.

Vào năm 1253, Quốc Tử Giám đổi sang với tên gọi Quốc học viện đã được mở rộng và thu nhận cả con của thường dân có sức học vượt trội xuất sắc. Đến thời vua Trần Minh Tông (1300 – 1357), Chu Văn An được cử giữ chức quan Quốc tử giám tư nghiệp có vai trò tương đương với chức vụ  hiệu trưởng hiện nay, chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho các hoàng tử.

Đến gần cuối thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông mới bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ ghi danh những người đỗ Tiến sĩ trong các kì thi của triều đình. Bia Tiến Sĩ hiện vẫn còn di tích tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Cũng giống như nhiều công trình khác, Văn Miếu Quốc Tử Giám trải qua nhiều triều đại với những hưng thịnh, tàn suy cùng nhiều lần tu tạo, đổi tên… mới có vị trí và không gian kiến trúc như hiện tại. Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một minh chứng lịch sử mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam.

 

B.    2. Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là khối kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm kiến trúc phương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho giáo và phật giáo. Nằm trong khuôn viên khu đất hình chữ nhật rộng lớn có diện tích 54,331 mét vuông gồm nhiều công trình sở hữu kiến trúc đặc sắc khác nhau. Khuôn viên Văn Miếu được bao bọc bởi 4 bức tường gạch vồ được xây dựng kiên cố. 



Văn miếu được xây dựng từ những chất liệu như gỗ lim, gạch nung và ngói mũi hài,... hoa văn được trang trí một cách tỉ mỉ và sang trọng. Không gian Văn Miếu Quốc Tử Giám chia thành 5 lớp được gắn kết bởi các bức tường chó cửa thông.

Khu vực đầu tiên từ Văn Miếu Môn - Văn Miếu Môn được xây dựng với ba cửa chính, 2 tầng cao to và tầng trên có khắc 3 chữ đại tự là Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ xưa và trên cùng là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt tạo nên nét độc đáo và tinh tế cho công trình kiến trúc. Ở phía trước của Văn Miếu Môn là tứ trụ nghi môn nằm ở giữa, cùng với hai tấm bia Hạ mã nằm hai bên. 

Qua cổng Văn Miếu Môn, bạn sẽ được chào đón bởi một không gian vô cùng tươi đẹp, thoáng đạt và đầy uy nghiêm tại Đại Trung Môn.  Cửa Đại Trung có kiến ​​trúc đặc trưng của một ngôi đình truyền thống Việt Nam, gồm 3 gian được lợp ngói mũi hài và 3 cổng chính là Đại Trung, Thành Đức và Đạt Tài. Trên đỉnh cổng có hình cá chép, được cho là tượng trưng cho học trò. Học sinh phải chăm chỉ học tập để vượt qua các kỳ thi cũng giống như việc cá chép phải vượt qua những sóng lớn để trở thành một con rồng vĩ đại và mạnh mẽ.










Khu vực thứ 2 là Khuê Văn Các, Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805 với lối kiến trúc độc đáo tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng trên bầu trời. Khuê Văn Các được thiết kế với lầu vuông 8 mái, cao gần 9 thước. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông bên dưới được trạm hoa văn tinh xảo, làm bệ đỡ cho tầng gác bên trên.  Tầng trên với lời bình là một “viên ngọc sáng” của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được thiết kế nổi bật với 4 ô cửa hình mặt trời đang tỏa sáng cùng với mái ngói đỏ chồng 2 lớp tạo nên công trình mái đặc biệt. Hai bên Khuê Văn Các là 2 cửa mang tên Bí Văn và Súc Văn dẫn vào từng khu nhà bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ngày nay Khuê Văn Các là hình ảnh biểu trưng cho Hà Nội cũng như nét đẹp văn hóa – kiến trúc Việt.

Tiếp theo Khuê Văn Các là khu Bia Tiến Sĩ. Trong khu vực này có Giếng Thiên Quang có hình dáng rất đặc biệt là hình vuông và được bao quanh bởi hành lang. Theo quan niệm xưa, hình vuông của giếng Thiên Quang có ý nghĩa tượng trưng cho đất và ô tròn trên Khuê Văn Các tượng trưng cho trời. Hai công trình này đại diện cho tất cả mọi tinh hoa đất trời tụ họp tại Trung tâm văn hóa – giáo dục lớn nhất tại kinh đô Thăng Long. 

Hai bên là các bia đá lớn gọi là bia tiến sĩ nơi đây ghi danh 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ triều Lê (từ khoa thi 1442 đến thời Nguyễn). Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo bằng loại đá xanh trên lưng rùa tượng trưng cho sự biết ơn, tôn trọng tới các bậc kì tài của đất nước.

Đại Thành Môn có kiến trúc giống với Đại Trung Môn được xây dựng dựng theo phong cách thời Hậu Lê với kiến trúc 3 gian, mỗi gian có cửa sơn đỏ có họa tiết rồng mây và 2 hàng cột hiên trước sau, 1 hàng cột giữa. Phía trên giáp nóc, ở chính giữa treo một bức hoành khắc 3 chữ Hán “Đại Thành Môn” với ý nghĩa là sự thành đạt lớn lao. 

Đi quan Đại Thành Môn và một khoảng sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng sẽ tới khu vực trung tâm của Quốc tử Giám là điện thờ Đại Bái Đường trang nghiêm. Đại Bái Đường có 9 gian, 2 bức tường hồi 2 bên. Trong số các gian này, chỉ có gian chính giữa được sử dụng để đặt án hương thờ, các gian còn lại đều bỏ trống. Khu điện thờ này là nơi tổ chức hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu thời xưa.

Đền Khải Thánh là khu cuối cùng của di tích. Đây là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử (Thúc Lương Ngột và Nhan Thị). Đền Khải Thánh xưa vốn là là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại Đất Việt. Nhưng nơi này đã bị đại bác của Pháp phá hủy vào năm 1946. Sau đó, Đền Khải Thánh đã được xây dựng lại là được bảo tồn đến ngày nay.

Cuối cùng là nhà Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa. Tên Thái Học được vua Lê Hiển Tông đổi vào năm 1785 và được gọi cho đến ngày nay.

C.   Giá trị điêu khác và lịch sử bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bia Tiến sĩ được khởi dựng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Tính đến thời nhà Mạc, 82 bia đá đã khắc ghi họ tên và quê quán của 1307 lượt người đỗ của 82 khoa thi được tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. Việc dựng bia Tiến sĩ đã tác động to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài của đất nước. Được ghi tên trên bia là niềm khích lệ lớn trong việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội.

82 tấm bia hiện còn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được dựng trong thời gian gần 300 năm, từ 1484 đến 1780. Mỗi tấm bia được dựng cho một khoa thi. Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – QuốcTử Giám được dựng trong nhiều đợt khác nhau. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng cho 10 tấm bia các khoa thi tiến sĩ được tổ chức từ 1442 đến 1484. Hiện chỉ còn 7 bia. Sau đó từ 1487 đến năm 1529 có 5 tấm bia được dựng vào các năm1487, 1496, 1513, 1521, 1529 và 2 tấm bia được dựng vào năm 1536 thuộc triều Mạc. Đợt dựng bia nhiều nhất vào năm 1653, với 25 tấm bia được dựng cho các khoa thi từ năm 1554 đến 1653. Đợt dựng bia thứ 3 vào năm 1717 với 21 bia cho các khoa thi được  tổ chức từ năm 1656 đến 1717. 22 tấm bia còn lại được dựng trong thời gian từ năm 1721 đến 1780. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi năm 1779.



Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám do các nghệ nhân, nhà khoa bảng nổi tiếng đương thời tạo tác. Tất cả 82 bia Tiến sĩ hiện còn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều được chế tác theo cùng một phong cách, thuộc loại bia dẹt, gồm 2 phần: Bia và đế bia.

+ Bia: Được chia làm 2 phần chính gồm:

- Trán bia: Trán bia hình vòm, khắc các họa tiết trang trí, bờ mi trán bia có tiêu đề bia, thường viết theo lối chữ triện.

- Thân bia: Thân bia bình chữ nhật, hai bên diềm bia và chân bia trang trí hoa văn, lòng bia khắc bài văn bia bằng chữ Hán cổ gồm bài ký, danh sách các vị đỗ Tiến sĩ, cuối cùng là họ tên, chức vụ của người soạn văn bia, người nhuận sắc, người viết chữ, năm dựng bia.

+ Đế bia: Đế bia được tạo dáng hình rùa với những đặc điểm nghệ thuật trang trí khác nhau. Đế bia hình rùa thể hiện sự trường tồn, bền vững của hiền tài, giáo dục và của bia Tiến sĩ.

Bia có kích thước to nhỏ khác nhau. Những bia được dựng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI có kích thước nhỏ bé, càng về sau kích thước bia càng lớn. Hình thức trang trí phong phú trải qua các giai đoạn phát triển gần 300 năm. Tấm bia lớn nhất cao 1,75m (chưa kể đế bia) rộng 1,3m, còn tấm bia nhỏ nhất cao 1,1m, rộng 0,7m,độ dày của bia trung bình là 0,25m. Hình trang trí trên bia cũng vậy. Giai đoạn thế kỷ XV-XVI, hình trang trí đơn giản, nghèo nàn, trán bia chỉ có hình mặt trời, mây xoắn. Diềm bia chủ yếu trang trí hoa dây. Sang thế kỷ XVII-XVIII,hình trang trí trên bia rất phong phú. Trán bia trang trí các hình rồng, phượng, mặt nguyệt. Diềm bia trang trí các hình hoa lá, hình người, thú, chim hết sức sinh động.

Trang trí trên bia đa dạng, phản ánh sự phát triển hình tượng nghệ thuật theo thời gian. Mỗi tấm bialà một tác phẩm nghệ thuật độc đáo bởi chúng là kết tinh trí tuệ, bàn tay khéoléo của những nhà văn hoá, thư pháp, nghệ nhân hàng đầu Việt Nam qua các thời kỳ và được làm hoàn toàn thủ công.

Giá trị đặc biệt của biaTiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là bài văn bia bằng chữ Hán. Nội dungvăn bia ghi về khoa thi Tiến sĩ được dựng bia. Mỗi bài văn bia thường có 2 phần: phần ký và phần ghi danh sách những người  đỗ của khoa thi theo thứ tự từ cao đến thấp: Đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp... Phần ký của văn bia cung cấp nhiều thông tin quan trọng về lịch sử của nền giáo dục, thi cử nước nhà và quan điểm của nhà nước về đào tạo và sử dụng nhân tài. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã được thể hiện rõ trong nội dung các bài văn bia với ý nghĩa:

-Vạch ra được lối chiến lược cho các nhà cầm quyền (xưa và nay) trong quản lý và xây dựng đất nước là phải coi trọng nhân tài.

-Xác định và định hướng rõ trách nhiệm của các nhà trí thức đối với đất nước, đó là: Đem tài năng ra phục vụ đất nước, đào tạo đội ngũ nhân tài kế tiếp cho đất nước.

Những bài ký trên bia là kết tinh trí tuệ của nhiều thế hệ trí thức, là kinh nghiệm về đạo làm người ,đạo trị quốc của dân tộc Việt Nam. Hơn thế, văn bia còn cho chúng ta biết những bài học vô giá về đạo trị quốc, xây dựng và phát triển đất nước luôn phải quan tâm, đào tạo nhân tài. Ngay từ bài ký soạn cho khoa thi đầu tiên được dựng bia, khoa thi năm Đại Bảo 3 (1442), Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, hoặc “Sự lớn lao của nền chính trị bậc đế vương không gì quan trọng bằng việc trọng dụng nhân tài…”. (Bài ký khoa thi năm 1448). Trải qua thời gian, đường lối trị quốc dựa vào nhân tài luôn được khẳng định, và luôn đúng. Lễ bộ thương thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu Lê Tung trong bài ký soạn cho khoa thi năm Hồng Thuận thứ 3(1511) viết: “Vua nào muốn có trị bình, ắt phải coi việc dùng hiền kén sĩ làm việc đầu tiên”; “Đạo trị nước không gì quan trọng hơn nhân tài”. Ngay cả vào giai đoạn cuối của triều Lê Trung hưng, vai trò của nhân tài vẫn được nhắc đến “Nhân tài chính là cây trăn, cây hộ của nước nhà vậy” (bài ký khoa thi năm 1763).

Ngày nay bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với các học giả, du khách,chính khách trong và ngoài nước. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính kháchquan trọng của các nước trên thế giới đã đến đây và đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của những tấm bia Tiến sĩ.





Tháng 3 năm 2010, Uỷ ban Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã công nhận bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu - Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và tháng 5 năm 2011, Tổng giám đốc UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Ngày 14 tháng 1 năm 2015, Thủ tướng chínhphủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công nhận 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Bảo vật quốc gia. Đây chính là sự đánh giá, công nhận giá trị đặc biệt của bia Tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám đối với nền văn hóa, giáo dục của dân tộc Việt Nam nói riêng, của toàn nhân loại nói chung.

4. Một số hình ảnh về khoa cử dưới thời văn minh Đại Việt 


















 


Bài đăng phổ biến từ blog này

Dạy và học: Nghệ thuật kiến trúc

BÀI 13: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT